CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ MÔI TRƯỜNG MỚI NHẤT

Email: moitruongast@gmail.com
Hồ sơ môi trường
Phụng sự để dẫn đầu

CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ MÔI TRƯỜNG MỚI NHẤT

    Đăng ký môi trường là một trong những việc mà một số các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và tác động đến môi trường thấp phải làm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng nắm được các quy định thực hiện đăng ký môi trường. Bài viết dưới đây sẽ trình bày các nội dung liên quan đến vấn đề này.

    CĂN CỨ PHÁP LÝ

    • Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2022
    • Nghị định 08/2022/NĐ-CP có hiệu lực ngày 10 tháng 01 năm 2022
    • Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực ngày 07 tháng 7 năm 2022
    • Thông tư 02/2022/TT-BTNMT có hiệu lực ngày 10 tháng 01 năm 2022

    ĐĂNG KÝ MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?

    Theo khoản 9 điều 3 của Luật bảo vệ môi trường 72/2020/QH14, Đăng ký môi trường là việc mà các chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh,... thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước khi vào hoạt động hoặc đang hoạt động các nội dung liên quan đến xả chất thải và biện pháp bảo vệ môi.

    ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN

    Theo khoản 1 điều 49 Luật Bảo vệ môi trường 2020, các đối tượng sau phải thực hiện đăng ký môi trường

    • Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.
    • Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường;

    Ngoài ra một số đối tượng được miễn thực hiện đăng ký môi trường quy định trong khoản 2 điều 49 Luật Bảo vệ môi trường 2020 được trình bày như sau:

    • Dự án đầu tư khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát sinh hoặc chỉ phát sinh chất thải với khối lượng nhỏ, được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương hoặc được xử lý bằng công trình xử lý tại chỗ ;
    • Dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh;

    NỘI DUNG ĐĂNG KÝ

    Các nội dung đăng ký môi trường bao gồm:

    • Thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở;
    • Loại hình, kinh doanh, sản xuất; công nghệ, công suất, sản phẩm; nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng (nếu có);
    • Loại và khối lượng chất thải phát sinh;
    • Phương án thu gom, quản lý, xử lý chất thải;
    • Cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường.

    THỜI ĐIỂM ĐĂNG KÝ

    Theo khoản 6 điều 49 Luật bảo vệ môi trường 2022 thì thời điểm đăng ký sẽ được quy định như sau:

    • Đối với đối tượng vừa thực hiện đăng ký môi trường vừa thực hiện đánh giá tác động môi trường phải đăng ký môi trường trước khi đi vào vận hành chính thức;
    • Đối với đối tượng không thực hiện đánh giá tác động môi trường thì đăng ký môi trường trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Nếu đối tượng không thuộc cơ sở cần cấp phép xây dựng thì phải thực hiện đăng ký môi trường trước khi vận hành xả thải
    • Dự án đã hoạt động phải đăng ký môi trường trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

    CƠ QUAN TIẾP NHẬN

    • Ủy ban nhân dân câp xã là đơn vị tiếp nhận đăng ký môi trường.
    • Nếu đối tượng nằm trên 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì chủ đầu tư có quyền chọn một trong 02 đơn vị để đăng ký môi trường.

    QUY TRÌNH THỰC HIỆN

    Quy trình thực hiện đăng ký môi trường  như sau:

    - Tiếp nhận dự án: Đơn vị chịu trách nhiệm nhận dự án, trao đổi với chủ đầu tư, doanh nghiệp các vấn đề liên quan (thống nhất công việc, kinh phí, thời gian thực hiện,...)

    - Thu thập tài liệu: Đối với các các doanh nghiệp, cơ sở sản chưa đi vào hoạt động tại liệu cần có là hồ sơ ban đầu, các bản vẽ sơ bộ,... Đối với các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động ngoài các hồ sơ ban đầu thì cần có thêm các kết quả quan trắc môi trường trước đó.

    - Viết báo cáo: Sau khi thu thập các tài liệu có liên quan, viết thành báo cáo theo quy định.

    - Xác nhận lại với chủ đầu tư: Sau khi hoàn thành báo cáo, gửi cho chủ đầu tư, doanh nghiệp xác nhận và ký tên.

    - Nộp cho cơ quan tiếp nhận: Sau khi báo cáo hoàn chỉnh, gửi đến cơn quan tiếp nhận .

    MỨC XỬ PHẠT KHI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ MÔI TRƯỜNG

    Hình thức xử phạt được quy định trong điều 9 nghị định 45/2022/ND-CP như sau:

    Đối với tối tượng phái lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh:

    - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hành thực hiện không đúng, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ đủ cam kết, phương án thu gom, xử lý chất thải trong đăng ký môi trường 

    - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi nộp đăng ký môi trường không đúng thời hạn; không đăng ký môi trường đủ các nội dung; không đăng ký môi trường lại theo quy định.

     Đối với các đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

    - Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ cam kết hoặc phương á thu gom, xử lý chất thải trong đăng ký môi trường.

    - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nộp đăng ký môi trường không đúng thời hạn; không đăng ký môi trường đủ các nội dung; không đăng ký môi trường lại theo quy định.

    Đối với các đối tượng không lập báo đánh giá tác động môi trường

    - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ cam kết hoặc phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải trong đăng ký môi trường 

    - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp đăng ký môi trường không đúng thời hạn theo quy định; không đăng ký môi trường đủ các nội dung; không đăng ký môi trường lại theo quy định.

    Trên đây là các nội dung liên quan quy định thực hiên đăng ký môi trường. Đơn vị nào có nhu cầu tư vấn và thực hện các dự án vui lòng liên hệ Môi trường AST.