HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO

Email: moitruongast@gmail.com
Xử lý nước thải
Phụng sự để dẫn đầu

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO

    1. Vì sao phải xây dựng hệ thống nước thải chăn nuôi.

    Hệ thống xử lý nước thải gồm nhiều công trình đơn vị hoạt động nhằm xử lý nước thải thu gom từ các nhà nuôi heo, lưu lượng, thành phần và nồng độ nước thải chứa chất ô nhiễm cao, đặc biệt là chất thải hữu cơ, nitơ. Do đó, hệ thống Xử lý nước thải chăn nuôi heo là vấn đề cần thiết ở các trại chăn nuôi với quy mô lớn, nước thải chăn nuôi thường có hàm lượng chấ t ô nhiễm cao như: chất hữu cơ, chất dinh dưỡng được biểu thị qua các thông số như: COD, BOD5, TN, TP, SS…Đây là   những thành phần dễ phân hủy, gây mùi hôi thối, phát sinh khí độc, làm sụt giảm lượng ôxy hòa tan trong  nước và đặc biệt nếu không được xử lý khi thải ra nguồn tiếp nhận sẽ gây ô nhiễm môi trường, hàm lượng chất hữu cơ nhiều nên dễ gây phú dưỡng hóa gây ô nhiễm cho các vùng lân cận Khu vực xả thải.

    Alt Photo 

    Hình ảnh hệ thống nước thải 

    Bảo vệ môi trường: nước thải chăn nuôi chứa các chất thải độc hại, chất ô nhiễm và vi khuẩn gây bệnh. Nếu không được xử lý đúng cách, nước thải chăn nuôi có thể  gây ô nhiễm môi trường gây hại cho hệ sinh thá i và tài nguyên nước. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi đảm bảo rằng nước thải được xử lý một cách an toàn trước khi xả ra môi trường giảm nguy cơ ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

    Bảo vệ sức khỏe cộng đồng: nước thải chăn nuôi chứa các chất gây ô nhiễm và vi khuẩn gây bệnh. Nếu không xử lý đúng cách nước thải có thể gây lây nhiễm và lây lan các bệnh truyền nhiễm. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm và vi khuẩn gây bệnh, giảm nguy cơ lây nhiễm và bảo vệ sức khỏe cộng đ ồng. 

    Tuân thủ quy định pháp luật: các quy định pháp luật và tiêu chuẩn chất lượng nước thải quy định rõ các yêu cầu về xử lý nước thải chăn nuôi. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn pháp luật liên quan. Điều này giúp đảm bảo rằng hoạt động chăn nuôi tuân thủ các quy định môi trường và không gây vi phạm pháp luật.

    Đảm bảo an toàn công cộng: xử lý nước thải chăn nuôi giúp loại bỏ các chất thải độc hại, vi khuẩn gây bệnh và chất ô nhiễm khác. Điều này đảm bảo an toàn cho những ngư ời làm việc trong lĩnh vực chăn nuôi, nhân viên xử lý nước thải và mọi người nói chung. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi đảm bảo môi trường làm việc an toàn và giảm nguy cơ tiếp xúc với chất thải độc hại.

    Tài nguyên nước bền vững: xử lý và tái  sử dụng nước thải chăn nuôi có thể giúp tối ưu hóa sử dụng tài nguyên nước. Nước thải sau khi xử lý có thể được tái sử dụng cho mục đích không tiếp xúc trực tiếp với con người như tưới cây, làm mát hoặc vệ sinh công nghiệp. Điều này giúp giảm sự phụ thuộc vào nguồn nước sạch cho các mục đích không cần thiết và bảo vệ tài nguyên nước.

    2. Bảng thông số nồng độ chất thải đặc trưng nước thải chăn nuôi 

    Alt Photo 

    Nồng độ nước thải đặc trung chăn nuôi

    3. Các công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi tốt nhất hiện nay.

    Quá trình keo tụ - tạo bông – lắng: sử dụng các hóa chất để lắng bông tụ để lắng các chất rắn có trong nước thải y tế sau đó lắng chúng và loại bỏ ra khỏi nguồn nước.

    Hiện nay, với nhu cầu sử dụng lượng lớn thực phẩm cùng với đó quy mô trang trại ngày càng được mở rộng thì nhu cầu xử lý nước thải chăn nuôi công suất ngày càng cao. Với những công nghệ truyền thống như:

    Xử lý nước thải chăn nuôi bằng công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt: Là phương pháp sử dụng lớp vật liệu đệm sinh học để phân tách nước thải thành các mảng nhỏ dưới sự tác động của vi sinh vật hiếu khí sẽ loại bỏ hoàn toàn các chất hữu cơ.

    Xử lý nước thải chăn nuôi theo công nghệ kết hợp 3 quy trình kỵ khí – thiếu khí – hiếu khí: với ưu điểm là có thể xử lý nguồn nước thải chăn nuôi có mức đ ộ ô nhiễm cao, không phân tán mùi,…

    Xử lý nước thải chăn nuôi bằng bùn hoạt tính: trong bể hiếu khí đặc biệt được sử dụng cho nhóm nước thải chăn nuôi có chứa thành phần hữu cơ và amoni cao.

    Công nghệ lọc màng: sử dụng màng lọc để loại bỏ các chất hữu cơ, vi khuẩn, vi rút và chất rắn lơ lửng từ nước thải. Công nghệ màng lọc MBR hiện tại được xem là công nghệ hàng đầu về xử lý triệt để các chất ô nhiễm có trong nước thải, giúp chất lượng nước đầu ra ổn định dễ dàng đạt Cột A, đáp ứng được các yêu cầu cao nhất của các chỉ tiêu xả thải. Sự kết hợp của “Công nghệ xử lý sinh học hiếu khí (Aerotank)” và “Công nghệ màng lọc MBR” có vai trò thay thế “bể lắng sinh học” ở các công nghệ truyền thống, nhờ đó mà tiết kiệm diện tích xử lý và không phát sinh lượng bùn dư.

    4. Ưu điểm của hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi.

    Công nghệ tiên tiến, hệ thống ổn định.

    Hệ thống xử lý nước thải là hệ thống có sự kết hợp của những công nghệ tiên tiến, các quá trình xử lý như quá trình sinh học, quá trình lọc, quá trình khử trùng,…. Hệ thống này có thể loại bỏ hiệu quả các chất ô nhiễm có trong nước thải và đảm bảo chất lượng nước đạt yêu cầu chất lượng nước đầu ra.

    Tiết kiệm Chi phí đầu tư thấp

    Hệ thống xử lý nước thải để tối ưu chi phí thì Công ty cổ phần công nghệ và dịch vụ môi trường Á Châu đã sử dụng công nghệ lót bạt HDPE thay cho xây dựng bể truyền thống giúp tiết kiệm chi phí cho phần thi công xây dựng. Nếu Chủ đầu tư hoặc Nhà thầu có nhu cầu  sử dụng bể xây dựng thì bên công ty chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ phần xây dựng cho Chủ đầu tư hoặc Nhà thầu.

    Alt Photo

    Hình ảnh Hệ thống lót bạt HDPE

    5. Lợi ích khi xây dựng hệ thố ng xử lý nước thải chăn nuôi

    Đảm bảo tuân thủ Luật Bảo vệ Môi trườ ng 72:2020/QH 14.

    Đạt tiêu chuẩn xả thải QCVN 62-MT:2016/BTNMT

    Hoàn thành trách nhiệm về bảo vệ môi trường đối với xã hội.

    Góp phần vào công tác bảo vệ môi trường chung.

    Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp trong và ngoài nước.

    6. Quy trình dự án xử lý nước thải chăn nuôi công ty đã  thực hiện

        Alt Photo

    Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải

    Thuyết minh hệ thống nước thải chăn nuôi

    Nước thải từ các khu xưởng sản xuất được thu gom về Bể CT gồm tách thô bằng lưới và tách triệt để bằng máy tách trục vít để tách triệt để lượng phân rắn giúp giảm tải cho ở các công trình phía sau. Nước thải từ bể CT được dẫn qua bể trung gian phân phối nước vào Biogas để phân hủy sinh học. Tại hầm Biogas, do tác dụng của các vi sinh vật, các chất ô nhiễm bị phân hủy và sinh ra khí mêtan,….

    Nước thải sau khi ra khỏi hầm Biogas chảy về bể Wetland. Ở bể Wetland nước thải được xử lý nhờ những loại cây thuỷ sinh có khả năng hấp thụ các chất ô nhiễ   m hữu cơ. Sau đó nước thải được bơm chìm bơm vào bể Anoxic. Tại đây, quá trình phân hủy các chất hữu cơ bởi vi sinh vật trong điề u kiện thiếu khí diễn ra liên tục. Các chất ô nhiễm, N, P trở thành thức ăn cho vi sinh vật bên trong bể trước khi chảy sang bể Aerotank. Tại bể aerotank, các chất ô nhiễm tiếp tục được vi sinh vật hiếu khí sử dụng làm thức ăn. Sau quá trình phân hủy sinh học, bùn cặn hữu cơ được hình thành và theo dòng nước chảy sang bể lắng sinh học.

    Tại bể lắng, các bông cặn được lắng xuống sau đó được tuần hoàn trở về bể Anoxic để duy trì nồng độ bùn hoạt tính có trong bể, phần bùn dư sẽ được bơm trở về bể CT.

    Nước sau khi tách cặn chảy qua hệ thống hoá lý. Tại đây hoá chất PAC và Polymer được châm và đồng thời khuấy trộn đều cho đến khi bông cặn dần hình thành. Tại bể lắng hoá lý, các bông cặn có kích thước lớn sẽ lắng xuống đáy bể và phần nước sau khi tách bông cặn sẽ tự chảy sang bể trung gian.

    Nước thải từ bể trung gian được bơm lọc bơm vào cụm bồn lọc áp lực. Nước thải sau lọc áp lực được đưa về bể khử trùng.

    Tại bể khử trùng nước thải được khử trùng bằng dung dịch Javen/Chlorine để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn có trong nước thải, khi đó nước thải sau xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn QCVN 62-MT:2016/ BTNMT.

    Alt Photo

    Hình ảnh Hệ thống xử lý nước thả i được thể hiệ n  bằng 3D