LÓT BẠT HDPE BỂ BIOGAS

Email: moitruongast@gmail.com
Xử lý nước thải
Phụng sự để dẫn đầu

LÓT BẠT HDPE BỂ BIOGAS

    Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi ngày càng phổ biến không chỉ ở các trang trại lớn mà còn tại các hộ gia đình. Vậy công nghệ biogas là gì? Cách xây dựng hầm biogas như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. 

    Công nghệ Biogas là gì?

    - Biogas hay còn gọi là khí sinh học là hỗn hợp gồm khí metan (CH4) - chiếm khoảng 60%, khí CO2 - chiếm khoảng 30% và các loại khí khác (N2, H2S,...) được sinh ra thông qua quá trình phân giải các chất thải hữu cơ trong môi trường kỵ khí.

    - Công nghệ biogas là công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi bằng hệ thống hầm bể biogas, khí biogas sẽ sinh ra trong quá trình phân hủy các chất thải. Lượng khí này được thu gom để dùng làm khí gas hoặc tạo ra điện năng.

    Ưu điểm của công nghệ Biogas?

    Công nghệ biogas ra đời nhằm sử dụng các chất thải hữu cơ từ động vật tạo thành khí biogas. Công nghệ này thường thấy tại các trang trại hoặc các hộ gia đình chăn nuôi gia súc đặc biệt là chăn nuôi heo. Các ưu điểm mà công nghệ này mang lại như:

    - Xử lý hiệu quả nguồn thải động vật, giảm mùi hôi từ phân động vật.

    - Giảm bớt chi phí xử lý chất thải.

    - Tạo ra nguồn nhiên liệu thay thế xăng dầu giúp bảo vệ môi trường.

    - Giảm chi phí để chi trả cho gas, điện.

    Quy trình thi công hầm biogas lót bạt nhựa HDPE

    Bạt nhựa HDPE làm từ vật liệu nhựa nguyên sinh và hàm lượng cacbon nhỏ, có độ co giãn cực tốt được nên được ứng dụng rộng rãi ở nhiều các hạng mục công trình khác nhau: chống thấm đê, lót hố chôn rác thải, lót hồ nuôi tôm,… đặc biệt dùng để lót hầm Biogas. 

    Bạt nhựa HDPE giá bao nhiêu? Cập nhật mới nhất

    Các ưu điểm của bạt nhựa HDPE:

    - Có bề mặt trơn nên khả năng chống thấm tốt và độ bền cao

    - Thời gian lắp đặt nhanh chóng

    - Bảo dưỡng lại sản phẩm dễ dàng

    - Sử dụng cho nhiều hạng mục khác nhau.

    *Quy trình thi công hầm biogas lót bạt nhựa HDPE như sau:

    - Đào hầm và chuẩn bị mặt bằng: Tính toán kích thước hầm dựa trên quy mô chăn nuôi cũng như lượng chất thải phát sinh hằng ngày sau đó tiến hành đào hầm theo kích thước đã đề xuất. Sau khi đào xong cần dọn dẹp các vật sắt nhọn, rễ cây, sỏi đá, rác để tránh làm bạt bị rách.

    - Chuẩn bị vật liệu và máy móc: Chuẩn bị bạc lót cũng như các máy hàn nhiệt. 

    - Đánh dấu và đào rãnh chôn bạt: Rãnh này có chức năng cố định và giữ bạt không bị lệch, đùn.

    - Lót đáy bạc HDPE: Tiến hành trãi và hàn nối các bạt với nhau để phù hợp với kích thước của hầm. Sau khi trãi, tiến hành chôn các rãnh neo giúp cố định bạt để bạt không bị phòng hay bị lệch khi công nhân di chuyển lúc hàn bạt.

    + Khi trãi cần chú ý đến các vấn đề như: Công nhân thực hiện không được hút thuốc, mang giày hoặc các vật dụng ảnh hưởng đến bạt; Các tthieets bị sử dụng có công suất thấp, tải trọng thấp tránh ảnh hưởng tới bạt; tránh đi lại nhiều trên bề mặt vật liệu đã trãi.

    + Bạt sẽ được hàng theo kiểu mái taluy. Thực hiện theo các này sẽ giúp công trình có tính thẩm mỹ cao hơn, các góc xung quanh sẽ được căng đều, chắc chắn.

     

    Hầm biogas phủ bạt nhựa hdpe cho trang trại | Báo giá mới 2022

    - Lắp đặt hệ thống ra - vào hầm: Ống dẫn khí ở giữa hầm, ống dẫn chất thải ở phía trên hầm, cách miệng hầm khoảng 30cm. Lắp đặt ống dẫn khí biogas ở giữa hầm, cách miệng hầm khoảng 50cm, các ống đều phải được hàn kín với bạt để tránh rò rỉ.

    - Phủ nổi bạc HDPE: Phủ bạt HDPE lên trên hầm để tạo thành hầm biogas khép kín.

    Hầm biogas phủ bạt HDPE và những điều chưa biết

    Trên đây là các nội dung liên quan đến hầm biogas lót bạt nhựa HDPE. Đơn vị nào muốn tư vấn hoặc lắp đặt hệ thống xử lý vui lòng liên hệ công ty môi trường AST.