QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN

Email: moitruongast@gmail.com
Xử lý nước thải
Phụng sự để dẫn đầu

QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN

    Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viên đang là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Hôm nay, hãy cùng công ty môi trường AST tìm hiểu thế nào là một quy trình vận hành hệ thống xử lý hiệu quả thông qua bài viết dưới đây.

    Nước thải bệnh viện là gì?

    Nước thải bênh viện là loại nước thải được thải ra của bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế. Loại nước thải này bắt nguồn từ các hoạt động y tế như khám chữa bệnh, phẫu thuật, kiểm tra y tế, xét nghiệm,... Bên cạnh đó với số lượng lớn người sinh hoạt (nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà) góp một phần lớn nước thải vào nguồn thải từ các hoạt động ăn uống, vệ sinh cá nhân,...

    Nước thải bệnh viện có tác hại như thế nào?

    Nước thải bệnh viện chứa các hóa chất độc hại cho môi trường như BOD, COD, TSS, Sulfua, Ammoni, Nitrat, phosphat và các vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm (xuất phát từ các bệnh phẩm của bệnh nhân) bên cạnh đó nước thải này có thể chứa các chất phóng xạ, kháng sinh,... Nếu nước thải bệnh viện không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài thì có thể gây ra các tác hại như:

    -  Có nguy cơ lây truyền các căn bệnh như: tụ cầu vàng, virus bại liệt, trực khuẩn mủ xanh, tả lị,... Tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm trong thời gian dài có thể gây các bệnh mãn tính như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, bệnh thận hoặc có thể gây ung thư,...

    -  Chứa nhiều tạp chất gây trở ngại cho quá trình hô hấp, quang hợp, phá hủy môi trường sống của sinh vật thủy sinh và cây trồng dưới nước. Ngoài ra nếu các loài gia súc gia cầm tiếp xúc nhiều với nguồn nước này sẽ có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây thiệt hại cho sản xuất chăn nuôi

    - Nước thải này có khả năng thay đổi tính chất tự nhiên, làm giảm khả năng tái tạo của đất dẫn đến giảm năng suất cây trồng, ảnh hưởng tiêu cực đến nông nghiệp trong khu vực.

    Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện là gì?

    Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện là một hệ thống các công trình và thiết sử sử dụng các công nghệ, kỹ thuật nhằm xử lý nước thải bệnh viện đạt QCVN 28:2010/BTNMT.

    Xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện là việc làm cần thiết góp phần giảm thiểu những tổn hại đến môi trường và sức khoẻ của con người. Đồng thời sẽ tránh được việc bị phạt nặng khi nước thải chưa đạt các chỉ tiêu theo quy định.

    Quy trình xử lý nước thải bệnh viện

    Quy trình xử lý nước thải bệnh viện theo sơ đồ trên diễn ra như sau:

    - Nước phát sinh đươc dẫn theo đường ống dẫn qua song chắn rác, song chắn rác giữ lại lượng rác thô và chất rắn lơ lững có kích thức lớn, tránh tình trạng ống dẫn nước bị tắc nghẽn do mắc kẹt các dị vật hoặc rác đồng thời tránh làm hư hại máy bơm, nước qua song chắn rác sẽ được dẫn về hố thu gom.

    - Toàn bộ nước thải được thu về hố gom sau đó được bơm đến bể điều hòa. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng, đảm bảo nồng độ và lưu lượng dòng chảy duy trì ở mức ổn định. Thời gian lưu nước của nó có thể lên đến 24 giờ. Ở bể điều hòa có gắn cánh khoáy chìm để tránh trường hợp cặn lắng.

    CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VÀ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG Á CHÂU

    - Tiếp theo nước thải được đưa đến bể UASB, nước thải được điều chỉnh pH trong khoảng từ 6,6 đến 7,6, tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của vi sinh vật kỵ khí. Tại đây diễn ra quá trình khử hydrocacbon (BOD, COD giảm khoảng 50% – 55% so với nước thải ban đầu, photpho tổng giảm 60%-70%) nhờ các vi sinh vật kị khí, sản phẩm tạo thành là CH4 và CO2. Có thể bổ sung thêm men vi sinh nhằm tăng hiệu suất xử lý. Link tham khảo tại đây

    CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VÀ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG Á CHÂU

    - Nước thải sau khi được xử lý tại bể UASB sẽ được dẫn đến bể anoxic. Nước thải sau quá trình kị khí thì COD, BOD giảm đáng kể nhưng nito và photpho vẫn còn tương đối cao nên tiếp tục cho qua bể Anoxic để dùng các vi sinh vật thiếu khí xử lý toàn bộ lượng nito và photpho có trong nước thải. Tại đây, các vi sinh vật yếm khí sử dụng các chất dinh dưỡng dưới dạng hợp chất hữu cơ làm thức ăn để phát triển, nito dưới dạng nitrat, nitrit sẽ được khử, tạo thành nito tự do.

    CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VÀ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG Á CHÂU

    - Tiếp đến nước thải được đưa đến bể MBR, trong bể lắp đặt hệ thống sục khí liên tục cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động oxy hóa hiếu khí các hợp chất hữu cơ, diễn ra qua trình khử nitơ và nitrat hóa. Màng lọc MBR được đặt trong bể với kích thước lỗ nhỏ (0.03) giúp giữ lại 98% vi sinh vật và bùn, bùn được giữ lại chỉ cho nước sạch đi qua. Một lượng nước được tuần hoàn về bể anoxic để đảm bảo hàm lượng nitơ đầu vào. Bùn được bơm hút sang bể chứa bùn. Trong bể MBR có một bể chứa nước rửa màng, nước từ bồn chứa một phần được dẫn sang bể khử trùng, một phần được dự trữ để rửa màng MBR.

    Bể MBR là gì? Cấu tạo và quy trình hoạt động của công nghệ MBR - #1 ...

    - Nước sau khi qua màng lọc được đưa về bể khử trùng bằng NaCl, Ca(OCl)2 hoặc Cloramin B (C6H5SO2NClNa.3H20) nhằm hoại bỏ các vi sinh vật sinh vật gây hại còn lại trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận.

    - Bùn từ bể MBR được đưa về bể chứa bùn, tại đây bùn sẽ lắng xuống đáy bể được mang đi chôn lấp, lớp nước trên bề mặt được dẫn về bể điều hòa tiếp tục xử lý.

    - Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 28:2010/BTNMT.

    Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

    Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện hằng ngày gồm 05 bước chính như sau:

    - Bước 1: Kiểm tra hệ thống điện

    Tiến hành kiểm tra sơ bộ hệ thống điện, đo dòng điện các thiết bị, kịp thời phát hiện những hư hỏng, tính toán điều chỉnh các thông số,… để hệ thống vận hành một cách trơn tru nhất.

    - Bước 2: Kiểm tra hóa chất

    Tính toán, đề xuất lượng hóa chất, chất dinh dưỡng cần bổ sung. Đồng thời tiến hành kiểm tra hệ thống đường ống, ống dẫn khí,… đảm bảo cho quá trình vận hành của hệ thống.

    - Bước 3: Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy mốc

    Các công việc cần thực hiện bao gồm

    +Kiểm tra các thiết bị: Khảo sát khả năng hoạt động, tính hao mòn của thiết bị;

    +Kiểm tra bộ phận máy móc thiết bị trong hệ thống: máy bơm, máy thổi khí, thay gas, bơm dầu định kỳ;

    + Đề xuất phương án bảo dưỡng thiết bị, khắc phục sự cố xảy ra.

    - Bước 4: Kiểm tra các thông số của bể xử lý

    Các thông số cần kiểm tra như:

    + Nồng độ bùn trong bể sinh học.

    + Độ pH, nồng độ oxy hòa tan trong các bể xử lý.

    + Bùn dư trong bể chứa bùn.

    - Bước 5: Ghi chép nhật ký và báo cáo. Ghi chép lại quá trình kiểm tra, lưu lượng nước ra, vào các bể vào nhật ký vận hành. Đồng thời báo cáo tình trạng của hệ thống định kỳ.

    Trên đây là các nội dung liên quan đến quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện. Đơn vị nào muốn tư vấn hoặc lắp đặt hệ thống xử lý vui lòng liên hệ công ty môi trường AST.