QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Email: moitruongast@gmail.com
Xử lý nước thải
Phụng sự để dẫn đầu

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

    Để đảm bảo nước thải sinh hoạt đạt Quy chuẩn quốc gia hiện hành về chất lượng nước thải sinh hoạt - QCVN 14:2008/BTNMT. trước khi thải ra môi trường bên ngoài thì sau khi thu gom sẽ được dẫn về hệ thống xử lý. Vậy quy trình xử lý nước thải sinh hoạt bao gồm các giai đoạn nào? Công ty môi trường AST sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn thông qua bài viết dưới đây.

    Nước thải sinh hoạt là gì?

    Nước thải sinh hoạt (Domestic Wastewater) là nước đã qua sử dụng trong quá trình sinh hoạt của con người như tắm rửa, vệ sinh cá nhân, ăn uống,... thường được thải ra từ khu dân cư, trường học,...  Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh. 

    Tính chất của nước thải sinh hoạt

    Nước thải sinh hoạt thường chia làm 02 loại:

    - Nước thải từ nhà vệ sinh: Loại nước thải này chứa các chất bài tiết của con người nên chứa nhiều vi khuẩn như Coloform, E.coli,...

    - Nước thải xuất phát từ các hoạt động sinh hoạt khác: chứa nhiều dầu mỡ, cặn bã vô cơ, hữu cơ, chất tẩy rửa,...

    Bảng - Đặc tính nước thải sinh hoạt và gới hạn xả thải

    Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt

    Thuyết minh sơ đồ công nghệ:
    - Nước thải nhà bếp chứa rất nhiều ván dầu mở và cặn bẩn được đưa qua qua song chắn rác để loại bỏ rác có kích thước lớn và vừa sau đó nước sẽ được đưa vào bể tách dầu mỡ. Dầu mỡ sẽ được tách ra nước thải chảy qua bể điều hòa.

                                                                          Bể tách mỡ
    - Nước thải sinh hoạt phát sinh do các hoạt động khác đặt biết là nước thải từ nhà vệ sinh sau khi chảy vào Bể tự hoại sau đó sẽ đi qua song chắn rác nhằm loại bỏ các vật chất có kích thước lớn và vừa trước khi vào bể điều hòa.
    - Nước thải sinh hoạt và nước thải nhà bếp tại bể điều hòa sẽ được ổn định lưu lượng dòng nước, nồng độ các chất ô nhiễm, pH trong nước thải đảm bảo hiệu quả của công trình xử lý phía sau. Ở bể điều hòa có gắn cánh khoáy chìm để tránh trường hợp cặn lắng.

                                                                         Bể điều hòa
    - Nước thải sau đó sẽ được bơm sang bể sinh học thiếu khí. Tại đây các vi sinh vật yếm khí sử dụng các chất dinh dưỡng dưới dạng hợp chất hữu cơ làm thức ăn để phát triển. Nito dưới dạng nitrat, nitrit sẽ được khử, tạo thành Nito tự do.

                                                                               Bể thiếu khí
    - Tiếp đó Bể hiếu khí - FBR sẽ tiếp nhận nước thải từ bể thiếu khí để tiếp tục quá trình xử lý. Tại đây, hệ thống sục khí sẽ được lắp nhằm tăng cường oxy cho các vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng, phát triển, phân hủy các chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sử dụng các chất hữu cơ có trong nước để sinh trưởng nhằm tăng tỷ khối. Tại bể có các bộ phận giá thể dính bám nhằm duy trì sinh khối, vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính.

                                                                       Bể hiếu khí FBR
    - Nước thải từ bể hiếu khí sau đó sẽ được chảy tràn qua bể lắng. Nước sẽ đi xuống từ ống trung tâm của bể lắng nhằm tạo dòng chảy hướng xuống, những bông cặn bùn nặng sẽ chìm xuống hố thu bùn, phần nước sạch sẽ đi lên phía trên, qua máng thu nước đi vào bể Khử trùng.

    Bể lắng

    - Bùn lắng phần lớn sẽ được bơm sang bể chứa bùn xử lý theo định kỳ, 1 phần nhỏ sẽ được tuần hoàn lại các bề bể sinh học.
    - Nước thải sẽ chảy sang bể Khử trùng, tại đây nước sẽ được khử trùng bằng NaCl, Ca(OCl)2 hoặc Cloramin B (C6H5SO2NClNa.3H2O) nhằm hoại bỏ các vi sinh vật sinh vật gây hại còn lại trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận.

    - Nước thải sau khi xử lý đạt Tiêu chuẩn xả thải theo Quy chuẩn quốc gia hiện hành về chất lượng nước thải sinh hoạt - QCVN 14:2008/BTNMT – CỘT A.

    Trên đây là các nội dung liên quan đến quy trình xử lý nước thải sinh hoạt. Đơn vị nào muốn tư vấn hoặc lắp đặt hệ thống xử lý vui lòng liên hệ công ty môi trường AST. 

    Tham khảo thêm: QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHÒNG KHÁM NHA KHOA

                                HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRẠI CHĂN NUÔI HEO NÁI, QUY MÔ 2.500 CON (CÔNG SUẤT: 130 m3/ngày)