CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 2024

Email: moitruongast@gmail.com
Hồ sơ môi trường
Phụng sự để dẫn đầu

CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 2024

    Để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh thì chủ đầu tư, doanh nghiệp (thuộc các đối tượng theo quy định) trước hết cần xin giấy phép môi trường. Vậy giấy phép môi trường là gì? Nội dung cũng như trình trự cấp phép như thế nào? Hãy cùng công ty môi trường AST tìm hiểu các quy định về giấy phép môi trường trong bài viết sau đây.

    CĂN CỨ PHÁP LÝ:

    • Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2022.
    • Nghị định 08/2022/NĐ-CP có hiệu lực ngày 10 tháng 01 năm 2022.

    GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?

    Khái niệm về giấy phép môi trường được đề cập ở khoản 8 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2020 như sau: Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức có hoạt động kinh doanh, sản xuất, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

    ĐỐI TƯỢNG CẦN PHẢI CÓ GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

    Theo Điều 39 Luật bảo vệ môi trường 2020 thì các đối tượng sau cần phải có giấy phép môi trường:

    1. Đối tượng thuộc nhóm I, nhóm II và nhóm III có xả thải chất thải ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định khi đi vào vận hành chính thức.

    2. Đối tượng hoạt động trước ngày Luật bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực, có các tiêu chí về môi trường giống với đối tượng thuộc khoản 1 Điều này.

    3. Bên cạnh đó đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này nếu thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.

    NỘI DUNG CỦA GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

    1. Đối với đối tượng là dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm:

     - Thông tin chung về đối tượng;

    - Sự phù hợp của đối tượng với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường (nếu có);

    - Kết quả hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;

    - Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có);

    - Nguồn phát sinh, lưu lượng xả thải tối đa, dòng thải các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn, vị trí, phương thức xả thải của khí thải hay nước thải.

    - Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường.

    - Đề xuất nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có) kèm theo đánh giá tác động đến môi trường.

    -  Kế hoạch, thời gian dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm, kèm theo kế hoạch quan trắc chất thải.

    - Đề xuất nội dung thực hiện quan trắc chất thải.

    - Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Phụ lục VIII

    2. Đối với đối tượng là dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường:

    - Thông tin chung về đối tượng.

    - Sự phù hợp của đối tượng với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường (nếu có).

    -  Đánh giá hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư.

    - Đề xuất kế hoạch, các biện pháp xử lý chất thải kèm theo thuyết minh và phương án thiết kế xây dựng.

    -  Các nội dung bảo vệ môi trường đặc thù: Dự án đầu tư khai thác khoáng sản, chôn lấp chất thảit phải có phương án cải tạo, phục hồi môi trường đề xuất trong báo cáo.

    - Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường.

    - Kế hoạch, thời gian dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm, kèm theo kế hoạch quan trắc chất thải.

    - Đề xuất nội dung thực hiện quan trắc chất thải.

    - Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: phụ lục IX

    3. Đối với đối tượng là cơ sở kinh doanh, khu sản xuất, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II:

    - Thông tin chung về đối tượng.

    - Sự phù đối tượng với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường (nếu có);

    - Các nguồn chất thải phát sinh.

    - Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có);

    - Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường.

    - Kết quả quan trắc môi trường trong 02 năm liền kê hoặc kết quả qua trắc mẫu chất thải bổ sung theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với đối tượng có giấy phép môi trường thành phần không thực hiện quan trắc chất thải theo quy định.

    - Kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về môi trường (nếu có).

    - Đề xuất nội dung thực hiện quan trắc chất thải.

    - Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường:  Phụ lục X

    4. Đối với đối tượng là dự án nhóm III:

    - Thông tin chung của đối tượng.

    - Sự phù hợp của đối tượng với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường (nếu có).

    - Mô tả hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư và công nghệ sản xuất.

    - Đề xuất kế hoạch, các biện pháp xử lý chất thải kèm theo thuyết minh và phương án thiết kế xây dựng.

    - Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường.

    -  Kế hoạch, thời gian dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm, kèm theo kế hoạch quan trắc chất thải.

    - Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Phụ lục XI

    5. Đối với đối tượng là cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm III:

    - Thông tin chinh của đối tượng.

    - Sự phù hợp của đối tượng với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường (nếu có).

    - Các nguồn chất thải phát sinh.

    - Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường.

    - Đề xuất nội dung thực hiện quan trắc chất thải.

    - Kết quả quan trắc môi trường trong 01 năm liền kê hoặc kết quả qua trắc mẫu chất thải bổ sung theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với đối tượng có giấy phép môi trường thành phần không thực hiện quan trắc chất thải theo quy định.

    - Kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về môi trường (nếu có).

    - Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Phụ lục XII

    THỜI HẠN CỦA GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

    - 07 đối với đối tượng thuộc nhóm I và các đối tượng hoạt động trước ngày Luật bảo vệ môi trường có hiệu lực có các tiêu chí về môi trường tương tự nhóm I.

    - 10 năm đối với các đối tượng khác.

    *Lưu ý: Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn theo yêu cầu của các chủ đầu tư, cơ sở.

    THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

    Theo Điều 40 của Luật bảo vệ môi trường 2020 các đơn vị có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường gồm có:

    - Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép đối với các đối tượng:

     + Đối tượng được Bộ Tài nguyên và môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo các đánh giá tác động môi trường.

     + Đối tượng nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của UBND cấp tỉnh; cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại. 

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép đối với các đối tượng:

     + Đối tượng thuộc nhóm I.

     + Đối tượng thuộc nhóm III có vị trí nằm trên 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên.

     + Đối tượng thuộc khoản 2 điều 39 của luật trên đã được UBND cấp tỉnh, Bộ hoặc ngang bộ phee duyệt kết quả thẩm định báo các đánh giá tác động môi trường.

    - Bộ Công an, Bộ Quốc phòng cấp phép cho các đối tượng có các dự án thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

    TRÌNH TỰ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

    Việc cấp giấy phép môi trường diễn ra như sau:

    - Chuẩn bị hồ sơ: Chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường bào gồm:

     + Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường.

     + Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường.

     + Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án, cơ sở, cụm công nghiệp,...

    - Nộp hồ sơ: Chủ đầu tư gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường và phí thẩm định cấp phép về cơ quan có thẩm quyền. Có thể nộp trực tiếp, đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

    - Thẩm định hồ sơ: Cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; công khai nội dung báo cáo, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp; tham vấn ý kiến của tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất,...; tổ chức thẩm định, cấp giấy phép môi trường.

    - Cấp giấy phép môi trường: Thời hạn cấp giấy phép môi trường tính từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:

     + Không quá 45 ngày đối với giấy phép thuộc thẩm quyền của Bộ công an, Bộ Quốc phòng, Bộ tài nguyên và môi trường.

     + Không quá 30 ngày đối với giấy phép thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân đân cấp huyện, cấp tỉnh.

    Trên đây là các nội dung liên quan đến quy định về giấy phép môi trường. Nếu các bạn có thắc mắt cần hỗ trợ vui lòng liên hệ công ty môi trường AST.

    Tham khảo thêm:

       CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ MÔI TRƯỜNG MỚI NHẤT

       MỨC XỬ PHẠT KHI KHÔNG THỰC HIỆN BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO NĂM 2024