QUY TRÌNH THỰC HIỆN GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY MÔI TRƯỜNG AST.

Email: moitruongast@gmail.com
Hồ sơ môi trường
Phụng sự để dẫn đầu

QUY TRÌNH THỰC HIỆN GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY MÔI TRƯỜNG AST.

    Hiện nay vẫn còn rất nhiều chủ đầu tư, cơ sở sản xuất chưa nắm được quy trình thực hiện giấy phép môi trường do không hiểu rõ các quy định trong luật hiện hành. Bài viết dưới đây giới thiệu quy trình thực hiện giấy phép môi trường của công ty môi trường AST mời các bạn cùng tham khảo.

    Căn cứ pháp lý

    • Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2022.
    • Nghị định 08/2022/NĐ-CP có hiệu lực ngày 10 tháng 01 năm 2022.

    Giấy phép môi trường là gì?

    Căn cứ vào khoản 8 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2020 giấy phép môi trường được hiểu là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức có hoạt động kinh doanh, sản xuất, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

    Đối tượng phải thực hiện giấy phép môi trường

    Căn cứ vào Điều 39 Luật bảo vệ môi trường 2020 các đối tượng sau đây cần thực hiện giấy phép môi trường:

    1. Đối tượng thuộc nhóm I, nhóm II và nhóm III có xả thải chất thải ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định khi đi vào vận hành chính thức.

    2. Đối tượng hoạt động trước ngày Luật bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực đồng thời có các tiêu chí về môi trường giống với đối tượng thuộc khoản 1 Điều này.

    3. Đối tượng được miễn giấy phép môi trường là các dự án thuộc các đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật.

    Quy trình thực hiện giấy phép môi trường

    Thuyết minh quy trình:

    - Tiếp nhận dự án: Tư vấn, trao đổi với khách hàng về công việc, kinh phí và thời gian thực hiện.

    - Khảo sát, thu thập dữ liệu, hồ sơ: Xác định nục tiêu, quy mô, loại hình dự án. Thu thập thông tin, giấy tờ (yêu cầu nhà đầu tư cung cấp các thông tin cần thiết).

    - Lấy mẫu quan trắc: Thực hiện lấy mẫu quan trắc (nước mặt, nước thải, không khí, đất,...) ba lần. Bổ sung các báo cáo quan trắc trước đó nếu dự án đã đi vào hoạt động.

    - Viết báo cáo: Sau khi thu thập các thông tin, giấy tờ cần thiết, tiến hành lập hồ sơ báo cáo đề xuất giấy phép môi trường.

    - Gửi chủ đầu tư: Hồ sơ sau khi được hoàn thành sẽ được gửi cho chủ đầu tư để kiểm tra và đấu dấu.

    - Nộp hồ sơ: Hồ sơ được nộp về cơ quan có thẩm quyền.

    - Tiếp đoàn thẩm định: Cơ quan chức năng sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ cử đoàn thẩm định đến kiểm tra, cần chuẩn bị hồ sơ, thông tin dự án và hướng dẫn đoàn khách kiểm tra.

    - Chỉnh sửa sau thẩm định: Sau khi khiểm tra, nếu nhận được biên bản hoặc công văn yêu cầu chỉnh sửa bổ sung thì cần điểu chỉnh lại hồ sơ theo yêu cầu. Tiếp đó gửi chủ đầu từ xác nhận và đống dấu (lần 2).

    - Gửi lại hồ sơ sau khi đã chỉnh sửa để xét duyệt lần 2.

    - Cuối cùng chờ ra giấy phép.

    Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

    - Đối với đối tượng là dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm: Phụ lục VIII

    - Đối với đối tượng là dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường:  phụ lục IX

    - Đối với đối tượng là cơ sở kinh doanh, khu sản xuất, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II: Phụ lục X

    - Đối với đối tượng là dự án nhóm III: Phụ lục XI

    - Đối với đối tượng là cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm III: Phụ lục XII

    Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường:

    Căn cứ theo Điều 40 của Luật bảo vệ môi trường 2020 các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường gồm có:

    - Bộ Công an, Bộ Quốc phòng cấp phép cho các đối tượng có các dự án thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

    - Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép cho các đối tượng:

     + Được Bộ Tài nguyên và môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo các đánh giá tác động môi trường.

     + Nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của UBND cấp tỉnh; cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại. 

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép cho các đối tượng:

     + Thuộc nhóm I.

     + Thuộc nhóm III có vị trí nằm trên 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên.

     + Thuộc khoản 2 điều 39 của luật trên đã được UBND cấp tỉnh, Bộ hoặc ngang bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo các đánh giá tác động môi trường.

    Trên đây là các nội dung liên quan đến quy trình thực hiện giấy phép môi trường. Nếu các bạn có thắc mắt cần hỗ trợ vui lòng liên hệ công ty môi trường AST.

    Tham khảo thêm:

       CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ MÔI TRƯỜNG MỚI NHẤT

       MỨC XỬ PHẠT KHI KHÔNG THỰC HIỆN BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO NĂM 2024