Cách xác định các nhóm đối tượng cần lập hồ sơ môi trường

Email: moitruongast@gmail.com
Hồ sơ môi trường
Phụng sự để dẫn đầu

Cách xác định các nhóm đối tượng cần lập hồ sơ môi trường

    Dự án trước khi đi vào hoạt động cần phải thực hiện đầy đủ các thủ tục hồ sơ môi trường, để xác định được các dự án nào cần lập hồ sơ môi trường cần căn cứ vào các Luật, Nghị định và Thông tư hiện hành.

    Hiểu được nhu cầu đó của các Doanh nghiệp, AST xin gửi đến bài viết “cách xác định các nhóm đối tượng cần lập hồ sơ môi trường”

    CĂN CỨ PHÁP LÝ

    • Luật bảo vệ môi trường 2020 số 72/2020/QH14 ban hành ngày 17 tháng 11 năm 2020
    • Nghị định 08/2022/NĐ-CP ban hành ngày 10 tháng 01 năm 2022
    • Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ban hành ngày 10 tháng 01 năm 2022

    CÁCH XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM ĐỐI TƯỢNG CẦN LẬP HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG

    1. Căn cứ điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường, tiêu chí môi trường để phân loại dự án như sau:

    2. Căn cứ tiêu chí về môi trường dự án đầu tư được chia thành 4 nhóm như sau:

    • Dự án nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao. Xem Danh mục dự án nhóm I tại đây: Phụ lục III
    • Dự án đầu tư nhóm II là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. xem danh mục dự án nhóm II tại đây: Phụ lục IV
    • Dự án đầu tư nhóm III là dự án ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. xem danh mục dự án nhóm III tại đây: Phụ lục V
    • Dự án đầu tư nhóm IV là dự án không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường

    3. Căn cứ điều 25 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP các tiêu chí về môi trường và phân loại dự án như sau:

    a. Quy mô, công suất, loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phân loại như sau:

    - Quy mô dự án đầu tư được quy định như sau:

    • Phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, gồm dự án quan trọng quốc gia, nhóm A, nhóm B và nhóm C
    • Quy mô diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước của dự án được phân thành 03 loại: lớn, trung bình và nhỏ;
    • Quy mô sử dụng khu vực biển được phân thành 02 nhóm theo thẩm quyền cấp giấy phép nhận chìm ở biển, giao khu vực biển và giao khu vực biển để lấn biển theo quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
    • Quy mô khai thác tài nguyên thiên nhiên được phân thành 02 nhóm theo thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, khai thác và sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật về khoáng sản, tài nguyên nước.

    - Công suất được phân loại như sau:

    • Công suất của dự án đầu tư thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II được phân thành 03 loại: lớn, trung bình và nhỏ

    - Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phân loại như sau:

    • Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II
    • Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

    b. Yếu tố nhạy cảm đến môi trường

    • Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II nằm trong nội thành, nội thị của đô thị;
    • Dự án có xả nước thải vào nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
    • Dự án có sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên; khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; vùng đất ngập nước quan trọng và di sản thiên nhiên khác được xác lập, công nhận;
    • Dự án có sử dụng đất, đất có mặt nước của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;
    • Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên; dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng, rừng tự nhiên, rừng phòng hộ;
    • Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư.

    Danh mục chi tiết các dự án đầu tư nhóm I, II và III được quy định tương ứng tại Phụ lục III Phụ lục IV và Phụ lục V 

    CÁC BƯỚC XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM ĐỐI TƯỢNG CẦN LẬP HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG GÌ

    Để xác định một dự án phải thực hiện loại hồ sơ môi trường nào, cần thực hiện các bước sau:

    • Bước 1: Xác định dự án theo tiêu chí của pháp luật về đầu tư công thuộc nhóm dự án quan trọng quốc gia, nhóm A, nhóm B hay nhóm C
    • Bước 2: Phân loại dự án theo 2 nhóm:  dự án thuộc Phụ lục II và dự án khác không thuộc phụ lục II.
    • Bước 3: Xác định yếu tố nhạy cảm đến môi trường

    ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG

    Đối tượng thực hiện ĐTM

    • Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định 08/2022/NĐ-CP
    • Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 Nghị định 08/2022/NĐ-CP

    Đối tượng thực hiện Giấy phép môi trường

    • Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
    • Dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng trên.

    Trên đây là cách để xác định các nhóm đối tượng cần lập hồ sơ môi trường và biết được dự án cần thực hiện loại hồ sơ môi trường nào.

    Doanh nghiệp nào cần tưu vấn chi tiết về cách phân loại dự án hãy liên hệ Môi trường AST theo thông tin bên dưới để được tư vấn.