Quy trình đăng ký phân bón được sản xuất từ nguyên liệu trong trại chăn nuôi

Email: moitruongast@gmail.com
Hồ sơ môi trường
Phụng sự để dẫn đầu

Quy trình đăng ký phân bón được sản xuất từ nguyên liệu trong trại chăn nuôi

    Trang trại chăn nuôi hàng ngày thải ra rất nhiều chất thải có thể tái sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất thành phân bón hữu cơ như phân heo, gà và xác heo, gà chết.

    Vậy quy trình đăng ký phân bón, chế phẩm sinh học được sản xuất từ nguyên liệu trong trại chăn nuôi như thế nào để có thể đưa ra thị trường, hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau.

    Quy trình đăng kí phân bón từ nguyên liệu trong trại chăn nuôi

    Sau khi sử dụng nguyên liệu từ trại chăn nuôi để sản xuất thành các sản phẩm phân bón, quy trình cần thực hiện để có thể đưa sản phẩm ra thị trường lưu hành và tiêu thụ như sau:

    Bước 1: Thử nghiệm sản phẩm tại phòng thử nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định theo QCVN 01-189:2019/BNNPTNT để biết được thành phần, công thức của phân bón.

    Căn cứ Khoản 1, 2 và 3 Điều 3 Nghị định 84:2019/NĐ-CP để xác định sản phẩm thuộc nhóm phân bón nào

    Bước 2: Thực hiện xin công nhận lưu hành phân bón

    Căn cứ Điều 5 Nghị định 84/2019/NĐ-CP thủ tục cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành như sau:

     Hồ sơ đề gồm:

    + Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01, Phụ lục I Nghị định 84/2019/NĐ-CP

    + Thông tin chung về phân bón: loại phân bón; tên phân bón; dạng phân bón; hướng dẫn sử dụng; phương thức sử dụng; thời hạn sử dụng; cảnh báo an toàn; chỉ tiêu chất lượng, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón kèm theo phiếu kết quả thử nghiệm;

    Trình tự và thẩm quyền

    + Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Nghị định 84/2019/NĐ-CP, gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    + Tổ chức thẩm định: trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

    + Thời hạn của Quyết định công nhận phân bón lưu hành là 05 năm.

    + Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng, phải thực hiện gia hạn theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 84/2019/NĐ-CP

    Bước 3: Thực hiện Công bố hợp quy

    - Công bố hợp quy là việc đơn vị sản xuất tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

    - Việc chứng nhận hợp quy đối với phân bón sản xuất trong nước được thực hiện theo quy định tại thông tư 28/2012/TT-BKHCN, thông tư 02/2017/TT-BKHCN theo phương thứ 5.

    + Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

    - Thời hạn giấy chứng nhận hợp quy: 03 năm

    + Tần suất giám sát: 12 tháng/lần

    + Đánh giá giám sát và đánh giá lại sau khi hết thời hạn của giấy chứng nhận hợp quy phải lấy mẫu toàn bộ sản phẩm đã công bố hợp quy, quy định tại phụ lục IV của QCVN 01-189:2019/BNNPTNT

    - Phân bón công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của Tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định hoặc dựa trên kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân có phân bón công bố hợp quy

    - Hồ sơ công bố hợp quy đối với trường hợp dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận hợp quy bao gồm:

    + Bản công bố hợp quy theo mẫu 2, Phụ lục III thông tư 28/2012/TT-BKHCN và bổ sung thông tin sau: Tên tổ chức chứng nhận /tổ chức chứng nhận được chỉ định, số giấy chứng nhận, ngày cấp giấy chứng nhận;

    + Bản sao Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp.

    Bước 4: Nộp hồ sơ

    - Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới cơ quan chuyên ngành là cơ quan chuyên môn do Bộ quản lý ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định, giao trách nhiệm.

    - Thời hạn giải quyết

    + Đối với hồ sơ cần bổ sung, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan chuyên ngành thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung. Sau thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan chuyên ngành gửi văn bản đề nghị mà không nhận được hồ sơ bổ sung, cơ quan chuyên ngành có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

    + Đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan chuyên ngành tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.

    • Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan chuyên ngành ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy.
    • Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hơp quy có giá trị theo giá trị của giấy chứng nhận hợp quy.
    • Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ, cơ quan chuyên ngành thông báo bằng văn bản về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

    Bước 5: Sau khi có Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy sẽ được phép đưa sản phẩm phân bón ra thị trường tiêu thụ.

    Trên đây là quy trình đăng kí phân bón, chế phẩm sinh học từ nguyên liệu trong trại chăn nuôi để có thể đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ.