Quy trình thành lập dự án - thủ tục môi trường cần có

Email: moitruongast@gmail.com
Hồ sơ môi trường
Phụng sự để dẫn đầu

Quy trình thành lập dự án - thủ tục môi trường cần có

    Trước khi một dự án đi vào hoạt động và trong suốt quá trình hoạt động cần phải thực hiện các hồ sơ môi trường để đáp ứng được các thủ tục pháp lý về môi trường.

    Vậy quy trình thực hiện các hồ sơ môi trường để thành lập dự án là gì hãy cùng theo dõi bài viết sau.

    1. Căn cứ pháp lý

    Luật Bảo vệ môi trường 72/2020/QH14

    Nghị định 08/2022/NĐ-CP – Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường

    Thông tư 02/2022/TT-BTNMT – Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

    2. Các loại hồ sơ môi trường cần thực hiện

    Trước khi dự án đi vào xây dựng và hoạt động, tuỳ vào quy mô và ngành nghề hoạt động sẽ phải thực hiện một trong ba loại hồ sơ sau để đúng quy trình thành lập dự án - thủ tục hồ sơ môi trường cần có: Đánh giá tác động môi trường (ĐTM); giấy phép môi trường; Đăng ký môi trường.

    Sau khi dự án đi vào hoạt động cần thực hiện các hồ sơ môi trường sau: Giấy phép môi trường; vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường; báo cáo công tác bảo vệ môi trường

    Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là quá trình đánh giá dự báo những tác động của dự án đối với môi trường từ đó đưa ra những biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. đối tượng phải thực hiện ĐTM quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020

    Giấy phép môi trường là giấy phép được cấp cho các dự án được phép xả chất thải ra môi trường. Đối tượng phải thực hiện giấy phép môi trường quy định tại Điều 39 Luật bảo vệ môi trường 2020

    Đăng ký môi trường là dự án đăng ký với cơ quan nhà nước về việc xả chất thải và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án. Đối tượng thực hiện đăng ký môi trường quy định tại Điều 49 Luật bảo vệ môi trường 2020.

    Vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường là vận hành để đánh giá hiệu quả và sự phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường của công trình xử lý chất thải. Đối tượng vận hành thử nghiệm quy định tại Điều 31 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

    Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình thực hiện các công tác bảo vệ môi trường của dự án khi đi vào hoạt động. Đối tượng và nội dung thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường được quy định tại Mục 3 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.

    3. Quy trình thành lập dự án

    Sau khi đã có quyết định phê duyệt ĐTM hoặc giấy phép môi trường hoặc giấy đăng ký môi trường; chủ đầu tư dự án đã đủ hồ sơ môi trường để tiến hành xây dựng và đưa dự án đi vào hoạt động.

    Đối với trường hợp đã được phê duyệt ĐTM, sau khi dự án hoàn thành xong công trình xử lý chất thải cần xin giấy phép môi trường, thời hạn của giấy phép môi trường là 7 – 10 năm. Sau khi đi vào hoạt động, dự án cần vận hành thử nghiệm theo kế hoạch đã đề ra trong giấy phép môi trường.

    Đối với trường hợp dự án không cần thực hiện ĐTM mà xin giấy phép môi trường, sau khi đi vào hoạt động dự án cần vận hành thử nghiệm theo kế hoạch đã đề ra trong giấy phép môi trường.

    Trên đây là nội dung Quy trình thành lập dự án, các thủ tục hồ sơ môi trường cần có để thực hiện xây dựng dự án đảm báo tuân thủ đúng quy định của pháp luật về môi trường.

    Dự án đang có nhu cầu thực hiện các hồ sơ môi trường hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Á Châu (AST) để được tư vấn, khảo sát và lên phương án thực hiện

    CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VÀ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG Á CHÂU (AST.,Jsc)

    Địa chỉ trụ sở: 117-119 Lý Chính Thắng, p. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh                                      HOTLINE: 088 982 5979 / 0942 177 877 
    Địa chỉ  VP/ xưởng: 1208/20 Nguyễn Xiển, p. Long Bình, TP. Thủ Đức, TP. HCM