QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN MỚI NHẤT

Email: moitruongast@gmail.com
Xử lý nước thải
Phụng sự để dẫn đầu

QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN MỚI NHẤT

    Nước thải bệnh viện chứa các thành phần ô nhiễm cao nên cần có một hệ thống xử lý hợp lý. Ngoài việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải thì quy trình vận hành sao cho hợp lý và hiệu quả cũng là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, mời các bạn cùng tham khảo.

    Nguồn gốc phát sinh và các phương pháp xử lý nước thải bệnh viện

    Nước thải bệnh viện là chất thải phát sinh từ các hoạt động của con người tại các bệnh viện. Nguồn phát sinh loại nước thải này bao gồm:

    - Nguồn từ sinh hoạt: Các hoạt động như vệ sinh cá nhân, dọn vệ sinh, ăn uống,... của các nhân viên y tế, bệnh nhân, thân nhân.

    - Nguồn y tế: Các hoạt động khám chữa bệnh.

    Từ các nguồn trên có thể thấy thành phần của nước thải bệnh viện gồm có

    - Các chất hữu cơ, vô cơ, dầu mỡ (từ hoạt động nấu nướng, ăn uống)

    - Các chất dinh dưỡng (N,P)

    - Máu, bệnh phẩm (các vụng nhỏ lẫn trong nước thải của các bộ phận bị cắt trong quá trình phẫu thuật), các loại vi sinh vật gây bệnh thậm chí có thể chứa các chất phóng xạ.

    Nước thải bệnh viện chứa rất nhiều thành phần ô nhiễm gây hại đến môi trường cũng như sức khỏe của con người vậy nên cần có các phương pháp xử lý hợp lý trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận.

    *Các phương pháp xử lý nước thải bệnh viện phổ biến hiện nay:

    - Phương pháp AAO: Đây là phương pháp xử lý nước thải bằng các sử dụng các vi sinh vật (hiếu khí, thiếu khí, kỵ khí) để phân hủy các chất ô nhiễm trong nước thải. Thường được sử dụng đối với các loại nước thải có cống nồng độ các chất hữu cơ cao. 

    Xử lý nước thải y tế theo nguyên tắc AAO

    Phương pháp AAO

    - Phương pháp MBR: Đây là phương pháp xử lý nước thải bằng cách kết hợp giữa xử lý sinh học hiếu khí và lọc màng. Màn MBR có kích thước rất nhỏ nên có thể giữ lại bùn, các chất lơ lững, một số loại vi sinh vật, chỉ cho phép nước sạch đi qua nên sử dụng bể MBR có thể thay thế bể lọc trong hệ thống xử lý.

    Màng MBR sợi rỗng

    Link tham khảo màng MBR sợi rỗng

    - Phương pháp xử dụng module xử lý: Đây được xem là phương pháp hiện đại, cải tiến phù hợp với các phòng khám bệnh viện có quy mô xả thải nhỏ, không đủ quỹ đất để xây dựng hệ thống xử lý. Module thường có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với hệ thống xử lý nhưng có đầy đủ các thiết bị cũng như công trình xử lý để đảm bảo nước thải sau xử lý có thể đạt chuẩn theo quy định.

    Module xử lý nước thải công suất 10 m3/ngày đêm

    Link tham khảo module xử lý nước thải

    Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện là gì?

    Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện là tập hợp các công trình, thiết bị sử dụng các công nghệ, kỹ thuật với mục đích giảm thiểu, loại bỏ các chất ô nhiễm nhắm giúp nước thải bệnh viện đạt chuẩn đầu ra theo quy định.

    Tùy thuộc vào thành phần phần, nồng độ của các chất ô nhiễm mà ta lựa chọn công nghệ xử lý từ đó mới có thể xây dựng một hệ thống xử lý phù hợp. Tuy nhiên để hệ thống xử lý hoạt động năng suất, hiệu quả thì cần có một quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện hợp lý.

    Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

    Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh việc gồm các bước sau:

    Bước 1: Kiểm tra toàn bộ hệ thống

    Trước khi khởi động hệ thống xử lý cần thực hiện kiểm tra:

    - Hệ thống điện: Đo dòng điện các thiết bị, động cơ điện (kiểm tra các chỉ số ampe kế và vol kế).

    - Kiểm tra hóa chất: Kiểm tra lượng hóa chất trong bồn chứa xem có đủ để vận hành không. Nếu không đủ cần pha trộn thêm hóa chất trước khi khởi động hệ thống.

    - Kiểm tra mực nước tại các bể xử lý xem có đủ để bể hoạt động không.

    - Kiểm tra nhớt ở máy thổi khí, kiểm tra dây coroa còn hoạt động bình thường không

    - Kiểm tra máy bơm xem có bị kẹt rác không.

    Bước 2: Khởi động toàn bộ hệ thống:

    Sau khi hoàn thành bước kiểm tra ban đầu, tiến hành khởi động toàn bộ hệ thống nếu không có vấn đề bất thường thì để cho hệ thống hoạt động bình thường. 

    Bước 3: Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy mốc

    Các công việc cần thực hiện bao gồm

    +Kiểm tra các thiết bị: Khảo sát khả năng hoạt động, tính hao mòn của thiết bị;

    +Kiểm tra bộ phận máy móc thiết bị trong hệ thống: máy bơm, máy thổi khí, thay gas, bơm dầu định kỳ;

    + Đề xuất phương án bảo dưỡng thiết bị, khắc phục sự cố xảy ra.

    - Bước 4: Kiểm tra các thông số của bể xử lý

    Các thông số cần kiểm tra như:

    + Tình trạng bùn: trong bể sinh học (thường duy trì ở mức 30%), bể lắng (không có hiện tượng bùn nổi).

    + Màu nước thải: tại bể sinh học (thường có mầu vàng nhạt), bể lắng và bể khử trùng (nước trong, không màu)

    + Độ pH, nồng độ oxy hòa tan trong các bể xử lý.

    - Bước 5: Ghi chép nhật ký và báo cáo. Ghi chép lại quá trình kiểm tra, lưu lượng nước ra, vào các bể vào nhật ký vận hành. Đồng thời báo cáo tình trạng của hệ thống định kỳ.