QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHÒNG XÉT NGHIỆM

Email: moitruongast@gmail.com
Xử lý nước thải
Phụng sự để dẫn đầu

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHÒNG XÉT NGHIỆM

    Nhiệm vụ của phòng thí nghiệm tại các bệnh viện, phòng khám là kiểm tra, phân tích các mẫu máu, nước tiểu, tóc,... để đưa ra các chuẩn đoán về tình trạng sức khỏe, diễn biến bệnh,... của bệnh nhân nhằm giúp bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp điều trị tốt nhất. Quá trình xét nghiệm sẽ phát sinh nước thải chứa nhiều yếu tố độc hại. Vậy nên bệnh viên, phòng khám cần có quy trình xử lý nước thải phòng xét nghiệm để giảm thiểu những tác động xấu mà loại nước thải này gây ra đối với môi trường xung quanh. Bài viết dưới đây trình bày về các vấn đề liên quan đến nước thải phòng xét nghiệm cũng như quy trình xử lý, mời các bạn cùng tham khảo.

    Thành phần nước thải phòng xét nghiệm

    Nước thải phòng xét nghiệm là chất thải phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động trong phòng xét nghiệm của các nhân viên y tế. Đây cũng là một loại nước thải y tế và chứa nhiều mầm bệnh, hóa chất độc hại.

    Trong nước thải của phòng xét nghiệm sẽ có: Máu, dịch, bệnh phẩm, hóa chất dùng để xét nghiệm, bảo quản mẫu. Bên cạnh đó loại nước thải này cũng tồn tại nhiều loại hoá chất dùng để chất tẩy rửa dụng cụ, thiết bị xét nghiệm. Có thể thấy nước thải phòng xét nghiệm chứa nhiều chất lơ lững, chất hữu cơ, chất dinh hưỡng và các hóa chất, dung môi độc hại. Vậy nên cần có quy trình xử lý hợp lý để loại bỏ các thành phần ô nhiễm này nhằm ngăn chặn các ảnh hưởng tiêu cực đến con người và những tác hại phát sinh khác

    Ảnh hưởng của nước thải phòng xét nghiệm

    Do nước thải phòng xét nghiệm chứa rất nhiều thành phần độc hại nên nó sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường cũng như sức khỏe của con người nếu như không được xử lý mà thải trực tiếp ra bên ngoài.

    Một số ảnh hưởng điển hình như:

    - Dễ nhiễm các loại bệnh từ dịch, máu,... của người bệnh có trong nước thải.

    - Các hóa chất xét nghiệm, tẩy rửa có trong nước thải như Chloroform, Benzene, Aceton, Cyclohexane, Toluene Benzen, cacbon tetraclorura và andehit crotonic,... dễ gây ra các bệnh:

    + Đau đầu, tức ngực, hệ thần kinh bị ảnh hưởng, trầm trọng hơn có thể dẫn đến mất khả năng vận động.

    + Ảnh hưởng đến tai - mũi - họng.

    + Tăng khả năng mắc các bệnh ung thư nếu tiếp xúc nhiều với loại nước thải này.

    Quy trình xử lý nước thải phòng xét nghiệm

    Quy trình xử lý nước thải phòng xét nghiệm bao gồm các công đoạn sau:

    1. Bể thu gom: Nước thải từ các phòng xét nghiệm sẽ được thu gom vào bể thu gom, trước đó được dẫn qua song chắn rác nhắm loại bỏ rác, chất lơ lững có kích thước lớn và vừa tránh gây hư hỏng máy bơm cũng như các thiết bị xử lý phía sau.

    2. Bể điều hòa: Tiếp nhận nước thải từ bể thu gom, tại đây giúp điều hòa lưu lượng cũng như nồng độ các chất ô nhiễm tránh gây hiện tượng sốc tải. Tại bể điều hòa có gắn các cánh quạt khuấy nhằm đảo trộn nước thải liên tục tránh gây hiện tượng lắng cặn.

    Tầm quan trong của bể điều hòa trong xử lý nước thải

    3. Xử lý hóa học: Nước thải từ bể điều hòa sẽ được đưa đến bể xử lý hóa học. Tại đây dưới tác dụng của H2O2 - chất tạo ra các gốc hydroxyl có khả năng oxy hóa mạnh sẽ khiến hàm lượng BOD, COD giảm khoảng 90%, nồng độ TSS, coliform giảm đến 95%.

    4. Keo tụ - tạo bông lắng: Sau khi xử lý hóa học nước thải sẽ được đưa đến bể keo tụ - tạo bông lắng. Phèn PAC và polime sẽ được bổ sung để liên kết các chất ô nhiễm tạo thành các bông bùn lắng xuống đáy bể. Nước thải sẽ được đưa đến bể sinh học, bùn sẽ được đưa đến bể chứa bùn và được xử lý theo đinhk kỳ. Link tham khảo phen PAC tại đây

    PAC 31% {Al2(OH)nCl6-n}

    5. Xử lý sinh học: Giai đoạn tiếp theo là quá trình xử lý sinh học. Nước thải sẽ được lần lượt xử lý thiếu khí và hiếu khí nhằm loại bỏ P và N đồng thời tiếp tục giảm COD và BOD xuống mức thấp nhất nhờ vào hoạt động của các vi sinh vật thiếu khí và hiếu khí. 

    6. Lọc bằng màng MBR: Màng lọc MBR sẽ được đặt trong bể hiếu khí. Sau khi thực hiện quá trì xử lý hiếu khí, nước thải được dẫn qua màng lọc MBR. Màng có kích thức rất nhỏ nên có thể giữ lại gần như toàn bộ bùn và các vi sinh vật, chỉ cho phép nước đi qua. Link tham khảo màng lọc MBR dạng sợi rỗng tại đây

    7. Khử trùng nước: Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình xử lý, hóa chất clorine sẽ được thêm vào nhằm loại bỏ các loại vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh còn lại.

    Nước thải sau quá trình xử lý sẽ đạt QCVN 28:2010/BTNMT.

    Tuy nhiên quy trình trên chỉ áp dụng đối với những nơi có lưu lượng xả thải lớn, nếu phòng xét nghiệm có lưu lượng xả thải nhỏ để tiết kiệm chi phí nên lắp đạt các module xử lý dạng khối hộp. Công ty môi trường AST chuyên cung cấp các modul xử lý với nhiều quy mô khác nhau. Tham khảo sản phẩm tại đây hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

    Trên đây là các nội dung có liên quan đến quy trình xử lý nước thải phòng xét nghiệm. Đơn vị nào có thắc mắc cần giải đáp hoặc mong muốn lặp đặt hệ thống xử lý vui lòng liên hệ trực tiếp công ty môi trường AST thông qua các thông tin bên dưới.