XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN

Email: moitruongast@gmail.com
Xử lý nước thải
Phụng sự để dẫn đầu

XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN

    Xử lý nước thải bệnh viện là một trong những vấn đề quan trọng được mọi người quan tâm vì đây là việc làm cần thiết giúp hạn chế những ảnh hưởng xấu do loại nước thải này gây ra với môi trường và cuộc sống của con người. Để tìm hiểu về nước thải bệnh viện và các xử lý chúng, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây

    Thành phần, tính chất của nước thải bệnh viện

    Nước thải bệnh viện loại chất thải có chứa chất độc hại như dư lượng dược phẩm, hóa chất, mầm bệnh, phóng xạ….từ bệnh viện thải ra. Ở Việt Nam nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới nói chung, đây là loại nước thải có nguy cơ gây ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và môi trường nên việc xử lý nước thải cần thực hiện một cách triệt để. 

    Nước thải bệnh viện có nguồn gốc từ:

    - Các khu điều trị bệnh nhân.

    - Nhà vệ sinh bệnh viện.

    - Khu vực rửa dụng cụ.

    - Nước thải từ các phòng phẫu thuật.

    - Chiếm một phần nhỏ trong đó là nước thải từ quá trình rửa phim chụp x-quang. 

    Thành phần cụ thể của nước thải bệnh viện được trình bày ở bảng dưới đây:

    Các công nghệ xử lý nước thải bệnh viện hiện nay

    Công nghệ sinh học nhỏ giọt

    - Đây là công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Hoạt động trên nguyên tắc: Hấp thụ và oxi hóa chất hữu cơ trên màng sinh vật. Có thể thực hiện đồng thời chức năng loại bỏ chất hữu cơ, nitrat hóa và khử nitrat trong quá trình xử lý.

    Công nghệ sinh học trong xử lý nước thải thủy sản

    - Cấu tạo của bể lọc sinh học nhỏ giọt bao gồm:

    + Phần chứa vật liệu lọc.

    + Hệ thống phân phối nước đồng đều trên toàn bộ bề mặt của bể.

    + Hệ thống thu, dẫn nước sau khi lọc.

    + Hệ thống dẫn, phân phối khí.

    - Ưu điểm:

    + Thời gian xử lý rất ngắn.

    + Quy trình vận hành đơn giản, điều chỉnh được thời gian lưu nước và tốc độ dòng chảy dễ dàng.

    + Nước ra khỏi bể thường chứa ít bùn cặn, tiết kiệm diện tích bể lắng.

    + Xử lý hiệu quả các chất hữu cơ, tạp chất ô nhiễm có trong nước thải.

    + Không cần tuần hoàn bùn.

    - Nhược điểm: 

    +Không khí ra khỏi bể lọc thường có mùi hôi thối, khó chịu.

    + Khu vực xung quanh bể thường xuất hiện nhiều ruồi muỗi.

     Công nghệ xử lý AAO

    - Công nghệ xử lý AAO còn được gọi là A2O, viết tắt của Anaerobic (Kỵ khí) – Anoxic (Thiếu khí) – Oxic (Hiếu khí) là công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học sử dụng các hệ vi sinh vật kị khí, yếm khí và hiếu khí để phân hủy các chất ô nhiễm.

    Công nghệ AAO - Biogency

    - Cơ chế hoạt động của nó sẽ bao gồm 3 giai đoạn: Kỵ khí – Thiếu khí – Hiếu khí.

    Quá trình sinh học tại bể kỵ khí Anaerobic: Tại đây sử dụng các vi sinh vật kỵ khí (không có oxy) để phân huỷ các hợp chất hữu cơ và vô cơ có trong nước thải, sản phẩm chủ yếu CO2, CH4 và tế bào vi sinh vật.

    Quá trình sinh học tại bể thiếu khí Anoxic: Tại đây sử dụng các vi sinh vật tùy nghi (có hoặc không có oxy đều thích hợp) để phân huỷ các hợp chất hữu cơ có chứa Nitơ và photpho trong nước thải. Các vi khuẩn tham gia vào quá trình khử Nitrat như: Thiobacillus denitrificans, Micrococcus denitrificans, Serratia, Pseudomonas và Achromobacter. Vi sinh thật tham gia khử photpho là Acinetobacter.

    Quá trình sinh học tại bể hiếu khí Oxic: Tại đây quá trình chuyển hóa NH4 thành NO3, khử BOD, COD, sunfua… sẽ được thực hiện. Các vi sinh vật hiếu khí sẽ được sử dụng để phân hủy chất thải tại quá trình này với điều kiện oxy và nồng độ PH,… thích hợp. Nitơ và Photpho trong nước thải được vi sinh vật sử dụng để tổng hợp tế bào mới, CO2, H2O và giải phóng năng lượng.

    - Ưu điểm:

    + Xử lý triệt để các chất ô nhiễm có trong nước thải như: COD, BOD, Nitơ, Photpho, giúp giảm các chất hữu cơ cũng như các chất dinh dưỡng dư thừa.

    + Chất lượng nước có thể đạt chuẩn A theo thiết kế.

    + Tiêu thụ ít năng lượng.

    - Nhược điểm:

    + Diện tích xây dựng lớn, chi phí đầu tư ban đầu cao.

    + Hiệu suất xử lý phụ vào nhiều yếu tố nên quy trình vận hành hệ thống phức tạp.

    Công nghệ MBR

    - Công nghệ MBR là công nghệ xử lý nước thải mới kết hợp giữa vi sinh xử lý nước thải và lọc màng. Đây là sự kết hợp giữa công nghệ lọc màng và bể sinh học được xem như là một công đoạn trong quy trình xử lý nước thải có thể thay thế bể lọc nước sẽ tiết kiệm tối đa thể tích bể sinh học. 

    - Về cấu tạo, màng lọc MBR có rất nhiều dạng nhưng phổ biến nhất là dạng nhiều sợi rỗng liên kết với nhau, mỗi sợi rỗng lại giống như một tấm lọc với các lỗ lọc siêu nhỏ mà vi sinh khó có thể xuyên qua được. Các đơn vị của màng lọc MBR này sẽ liên kết với nhau thành những module lớn và được đặt vào bể hiếu hiếu khí để xử lý.

    Công nghệ màng MBR trong xử lý nước thải chuyên nghiệp

    - Ưu điềm:

    + Màng có kích thước nhỏ gọn, có thể tách các chất rắn lơ lửng, vi khuẩn, hạt keo, các phân tử hữu cơ. Hệ thống có thể di dời một cách dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện.

    + Thời gian lưu nước khoảng 2.5 đến 5h, giảm tối đa diện tích mặt bằng.

    + Nồng độ bùn hoạt tính từ 5000-12.000 mg/l và tải BOD xử lý cao, giảm bớt thể tích của bể sinh học hiếu khí.

    + Chất lượng nước thải sau xử lý đảm bảo tiêu chuẩn tối đa, xử lý được hoàn toàn chất rắn lơ lửng, vi khuẩn gây bệnh.

    - Nhược điểm:

    + Màng không được vệ sinh thường xuyên sẽ dẫn đến tắc nghẽn, ảnh hưởng đến quá trình xử lý. 

    + Chi phí đầu tư ban đầu khi mua màng MBR và chi phí mua hóa chất vệ sinh màng là khá cao.

    + Không dùng để xử lý các loại nước thải có độ màu cao và có quá nhiều hoá chất.

    Trên đây là các nội dung liên quan đến xử lý nước thải bệnh viện. Đơn vị nào muốn tư vấn hoặc lắp đặt hệ thống xử lý vui lòng liên hệ công ty môi trường AST.